Page 488 - NIIÊN GIÁM THỐNG KÊ TỈNH HƯNG YÊN 2022
P. 488
THIÊN TAI VÀ MÔI TRƯỜNG
Thiên tai là thảm họa do thiên nhiên gây ra, bao gồm: Bão, nước biển
dâng; gió mạnh trên biển; áp thấp nhiệt đới; mưa lớn, lũ, ngập lụt; lốc, sét,
mưa đá; sương muối, sương mù, rét hại; xâm nhập mặn; hạn hán, nắng
nóng; động đất; sóng thần; sụt lún đất; thiên tai khác.
Thiệt hại do thiên tai gây ra là sự phá huỷ hoặc làm hư hỏng ở các
mức độ khác nhau về người, vật chất, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường sinh thái, xảy ra trong hoặc ngay sau khi thiên tai xảy ra. Thiệt hại về
người bao gồm số người chết, số người bị mất tích, số người bị thương.
Thiệt hại về vật chất được ước tính bằng tiền đồng Việt Nam tại mức giá
thời điểm xảy ra thiên tai.
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra
từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm,
dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý là tỷ lệ phần trăm giữa
khối lượng chất thải nguy hại được thu gom, xử lý (kể cả tái chế, đồng xử
lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại) so với tổng khối lượng chất thải
nguy hại phát sinh.
Tỷ lệ này càng cao phản ánh mức độ bảo vệ môi trường càng tốt và
ngược lại.
Công thức tính:
Khối lượng chất thải nguy hại
Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý (tấn)
được thu gom, xử lý (%) = Tổng khối lượng chất thải nguy hại × 100
phát sinh (tấn)
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý là khối lượng
chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyển bởi các công ty dịch vụ
công ích, doanh nghiệp tư nhân, tổ, đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt,... và
đưa đến các cơ sở xử lý chất thải rắn hoặc bãi chôn lấp.
472