Page 9 - Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2020
P. 9

3. Hoạt động đầu tƣ phát triển

                            Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chính sách lãi suất
                       ngân hàng điều chỉnh giảm đã giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
                       tiếp cận được vốn vay, từ đó tình hình đầu tư của doanh nghiệp có chiều
                       hướng phát triển. Bên cạnh đó, công tác thanh toán và giải ngân nguồn vốn
                       đầu tư từ ngân sách nhà nước được nhanh chóng, kết cấu hạ tầng về giao
                       thông, y tế, giáo dục, nông nghiệp và nhiều ngành khác của tỉnh được quan
                       tâm đầu tư mạnh mẽ. Do vậy, tổng vốn đầu tư phát triển năm 2020 trên địa
                       bàn tỉnh đạt khá, đạt 37.200 tỷ đồng, tăng 8,25% so với năm 2019, bằng
                       37,25% tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, trong đó, đầu tư vào khu vực
                       công  nghiệp,  xây  dựng  chiếm  45,60%  tổng  vốn  đầu  tư  (công  nghiệp
                       41,02%);  thương  mại,  dịch  vụ  51,07%  (khu  vực  nhà  ở  dân  cư  chiếm
                       30,59%); khu vực nông nghiệp chỉ chiếm 3,33% tổng vốn đầu tư.

                            Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, tính đến 31/12/2020, toàn tỉnh
                       có 487 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động, với tổng số
                       vốn đăng ký là 5.265 triệu USD, riêng trong năm 2020 có 26 dự án đăng
                       ký mới với số vốn đăng ký là 250 triệu USD. Các quốc gia và vùng lãnh
                       thổ có số dự án, vốn đầu tư chủ yếu là: Thứ nhất là Nhật Bản có 166 dự
                       án, vốn đăng ký là 3.228,52 triệu USD, chiếm 61,32% tổng vốn đăng ký;
                       thứ hai là Hàn Quốc có 143 dự án, vốn đăng ký 764,61 triệu USD, chiếm

                       14,52% tổng vốn đăng ký; thứ ba là Trung Quốc có 75 dự án, vốn đăng ký
                       349,78 triệu USD, chiếm 6,64% tổng số vốn đăng ký.
                            4. Chỉ số giá tiêu dùng

                            Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020 tăng 3,61% so với bình
                       quân năm 2019. Trong đó, chỉ số giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao
                       nhất, tăng 11,60%, nguyên nhân chủ yếu do giá thịt lợn hơi tăng mạnh.
                       Các nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá tăng: đồ uống và thuốc lá tăng

                       0,95%; hàng may mặc, mũ nón, giầy, dép tăng 0,57%; nhà ở và vật liệu
                       xây dựng tăng 0,49%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,91%; thuốc và
                       dịch vụ y tế tăng 1,64%; dịch vụ giáo dục tăng 2,37%; dịch vụ văn hóa,
                       giải trí và du lịch tăng 0,18%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,13%. Có 2
                       nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá giảm là: giao thông giảm 11,31%;
                       bưu chính, viễn thông giảm 1,14%.



                                                            9
   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14